Sức ảnh hưởng lớn từ nguồn vốn và lãi suất ngân hàng đối với bất động sản
Nếu nhìn lại chặng đường phát triển của BĐS Việt Nam, việc lãi suất ngân hàng tăng có tác động lớn đến lĩnh vực bất động sản. Đơn cử như giai đoạn 2011-2013 khi nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng cho vay kinh doanh BĐS chạm đến ngưỡng 20%/năm, khiến cho nhiều dự án được đầu tư hoàn chỉnh, pháp lý minh bạch nhưng vẫn vắng bóng người mua. Vậy 2022 - 2023 có lặp lại?
Lãi suất ngân hàng cao: Sức cầu bất động sản giảm
Khoảng 70% các khoản vay hiện có trên thị trường sử dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Các khoản vay mua nhà để ở và đầu tư sử dụng nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng làm kênh tài chính và đòn bẩy tài chính chủ yếu từ trước tới giờ. Vì vậy, việc ngân hàng tăng lãi suất thời gian gần đây đã tác động không nhỏ đến tâm lý và quyết định mua nhà của người dân.
Lãi suất cho vay từ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho vay mua bất động sản, đã đồng loạt tăng từ 2 đến 4%/năm kể từ đầu tháng 10 năm nay. Biên độ lãi suất sau khi hết thời gian ưu đãi sẽ cộng thêm khoảng 3 đến 4% / năm tùy theo từng ngân hàng (hay còn gọi là lãi suất thả nổi – PV) nên lãi suất cho vay ở một số ngân hàng tư nhân chạm mốc 15% / năm (đã bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm khoản vay – PV).
Báo cáo cho biết lãi suất cho vay tăng đã hầu như loại bỏ được đầu cơ bất động sản vào thời điểm này nhưng nó lại tạo ra một số vấn đề cho những người có nhu cầu mua ở thực và gây khó khăn cho việc thanh khoản của các sản phẩm dự án.
Cùng với việc NHNN phải nới biên độ tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD thêm 3-5% khiến cho áp lực lãi suất ngân hàng ngày càng lớn. Những người đang trong thời hạn trả lãi khoản vay, trả gốc trước đây như “ngồi trên đống lửa”, còn những người đang có nhu cầu mua nhà bằng việc sử dụng vốn vay ngân hàng buộc phải dừng lại kế hoạch.
Theo các chuyên gia đánh giá, nếu nhìn lại chặng đường phát triển của BĐS Việt Nam, việc lãi suất ngân hàng tăng có tác động lớn đến lĩnh vực bất động sản. Đơn cử như giai đoạn 2011-2013 khi nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng cho vay kinh doanh BĐS chạm đến ngưỡng 20%/năm, khiến cho nhiều dự án được đầu tư hoàn chỉnh, pháp lý minh bạch nhưng vẫn vắng bóng người mua, nhiều CĐT đã hạ giá xuống 50% nhưng vẫn không thể ra hàng.
Hiện nay, nhận thấy điểm tương đồng, rất nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu đẩy mạnh cuộc “chạy đua” kích cầu nhưng vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan.
Không phủ nhận việc dòng tiền dễ sử dụng sẽ trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động đầu cơ, tạo ra sốt đất và bong bóng BĐS. Nhưng trước những khó khăn thị trường, các doanh nghiệp muốn nhà nước sớm sửa đổi, hoàn thiện, ban hành và thống nhất các điều luật liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tài chính BĐS để tăng nguồn cung và hạ mức giá bán.
Cần phải có các lộ trình, phương án quản lý phù hợp trong việc kiểm soát tín dụng, lãi suất, vừa tránh tình trạng sử dụng vốn ngân hàng đầu cơ BĐS nhưng vẫn giúp doanh nghiệp BĐS và người dân có nhu câu thực công bằng tiếp cận với nguồn vốn vay hay vốn từ trái phiếu.
Các chủ đầu tư, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh liên quan, khách hàng và nhà nước… đều phải gánh chịu hậu quả của việc thắt chặt các hạn chế tín dụng và lãi suất vay tăng trên thị trường bất động sản.
Nhà nước điều chỉnh, lãi suất liên ngân hàng bắt đầu hạ nhiệt
Trong phiên chuyển đổi trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 9.470 tỷ đồng. Chính vì điều này mà lãi suất liên ngân hàng bắt đầu hạ nhiệt.
Phát biểu về diễn biến bơm ròng của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở, chuyên gia Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo lãi suất liên ngân hàng sẽ sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ dao động quanh mặt bằng từ 5 – 7%, khiến tình hình khó có thể lắng xuống như hồi đầu năm.
Nguyên nhân là trong thời gian gần đây, NHNN cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng thương mại (NHTM).
“Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng ghi nhận mức 11,5% so với cuối năm 2021.
Đây là mức tăng trưởng tín dụng cuối tháng 10 cao nhất kể từ đầu năm 2018. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại sẽ vẫn còn khoảng 2,5% hạn mức cho vay trong hai tháng cuối năm 2022 nếu mục tiêu tăng trưởng tín dụng được duy trì ở mức 14% đối với cả năm. Do đó, nhu cầu vốn khá cao và phần nào ảnh hưởng đến cả lãi suất liên ngân hàng và thanh khoản hệ thống”, các chuyên gia BVSC dự báo.
Lãi suất NH nào cao nhất hiện nay?
Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN Việt Nam, đã trả lời báo chí trong một cuộc phỏng vấn: “Thanh khoản đang tốt và hiện dư thừa xét về bình diện toàn hệ thống”. Với mức lãi suất 9,3%/năm cho các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng trên thị trường trong nước, SCB vẫn là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất (áp dụng cho hình thức gửi tiền trực tuyến).
Các ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất hiện nay
NHNN tiếp tục bơm tiền, lãi suất đi xuống
Đáng nói, thị trường lãi suất vẫn nóng bất chấp những ngày đầu tháng 11/2022, NHNN đã liên tục bơm tiền ra. Ngày 9/11, NHNN bơm hơn 4.802 tỷ đồng ra thị trường. Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp NHNN bơm tiền ra thị trường với số tiền lên đến 65.045 tỷ đồng tổng cộng. Trong khi vào đầu tháng đã có 1 phiên duy nhất hút về gần 10.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong tháng 11 tới thời điểm hiện tại, NHNN đã bơm ròng 55.243 tỷ đồng. Việc bơm lãi suất liên tục đã khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dịu đi so với đầu tháng.
Ngày 9/11, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng giảm từ 0,01 – 0,46%/năm. Theo đó, lãi suất giảm xuống còn 5,07%/năm qua đêm, 6,47%/năm trong 1 tuần, 7,1%/năm trong 2 tuần, 7,74%/năm trong 1 tháng (đầu tháng 11 lên 11,25%/năm), 8,07%/năm trong 3 tháng, 8,17%/năm trong 6 tháng, 8,32%/năm trong 9 tháng và xuống 8,44%/năm trong 12 tháng. Tuy nhiên, với mức lãi suất trên thị trường dân cư nói trên vẫn khá bỏng tay.
Tạm kết:
Trong thách thức vẫn còn nhiều cơ hội, trước tình hình như hiện tai, thị trường bất động sản có nhiều biến động hơn. Đây cũng chính là cơ hội cho những người có dòng tiền mặt, ngồn vốn tốt vào bắt đáy thị trường. Những người mua có khả năng quản trị tài chính tốt nên mạnh dạn mua sản phẩm từ các chủ đầu tư uy tín, pháp lý dự án rõ ràng, nhiều chính sách ưu đãi. Đồng thời, các sản phẩm tầm trung và bình dân, hướng đến khách hàng có nhu cầu thực, chi phí vừa phải, giải pháp đầu tư linh hoạt thì vẫn được nhiều khách hàng săn đón.
Căn hộ Ori Garden Đà Nẵng sắp bàn giao trong quý 4/2022
Căn hộ Ori Garden tại Đà Nẵng, dòng căn hộ chất lượng tốt với nhiều tiện ích vượt trội đang chào bán trong quý 4/2022.
Căn hộ The Ori Garden (Chung cư nhà ở xã hội tại lô B4.1 dự án Khu đô thị xanh Bàu tràm Lakeside), sở hữu những tiêu chí 3 không, 6 có, 8 tuyệt vời”, đây được xem là chốn an cư lạc nghiệp hoàn hảo của dân cư Đà Nẵng.
Với tâm huyết, chuyên nghiệp cùng uy tín của CĐT, giai đoạn 1 gồm 4Block khu B1 đã dần hoàn thiện và bàn giao đúng tiến độ vào quý 4/2022. Giai đoạn 2 gồm 6 Block Khu B2 đang được triển khai, với tinh thần làm việc khẩn trương, liên tục. The Ori garden Seaview Tower giai đoạn 2 hứa hẹn là điểm nóng lựa chọn về nơi an cư của người dân.
Liên hệ để được tư vấn sở hữu:
+ Căn hộ 1PN, 2PN, 3PN: 1,2 - 1,9 tỷ.
+ Shophouse: 1,8 - 3,6 tỷ
✔️Thanh toán linh hoạt thành 6 đợt, đợt 1 chỉ từ 360tr/ căn
✔️ Miễn phí lãi suất, ân hạn nợ gốc trong 12 tháng đầu
✔️ Ngân hàng hỗ trợ đến 70%
----------------------
LIFEGROUP - ĐƠN VỊ ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI MIỀN TRUNG
Trụ sở : Số 396 - 398 Đường 2/9 - Q.Hải Châu - TP. Đà Nẵng
Website: www.lifegroup.vn